Hi 🤓 Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog này, nếu những bài viết trên blog giúp ích cho bạn. Bạn có thể giúp blog hiển thị quảng cáo bằng cách tạm ngừng ad blocker 😫 và để giúp blog duy trì hoạt động nếu bạn muốn.
Cảm ơn bạn!

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu qua về khái niệm Javascript là gì, viết chương trình đơn giản bằng Javascript rồi, thì trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm rất quan trọng đó là hằng và biến trong Javascript.

Biến trong Javascript - JavaScript Variables

Trong lập trình, biến là một container (vùng lưu trữ) dùng để chứa dữ liệu.

let num = 5;

Ở ví dụ trên num là tên biến, 5giá trị được gán vào biến num. Nói cách khác num giữ giá trị 5 hay num có giá trị là 5.

Khai báo biến trong Javascript - JavaScript Declare Variables

Trong JavaScript, chúng ta sử dụng từ khóa var hoặc let để khai báo các biến.

Ví dụ:

var a;
let b;

Ở đây ab là các biến. Chúng ta sẽ có một bài viết chi tiết về sự khác nhau giữa var vs let trong Javascript nhé.

var let
var được sử dụng trong các phiên bản JavaScript cũ Từ phiên bản ES6 (ES2015) let là cách mới để khai báo các biến.
function scoped (tìm hiểu sau) block scoped (tìm hiểu sau)

Khởi tạo biến Javascript - JavaScript Initialize Variables

Để khởi tạo biến hay gán giá trị cho một biến chúng ta sử dụng toán tử (operator) = để gán giá trị cho biến đó.

let a;
a = 10;

Ở trên ta đang thực hiện công việc gán giá trị 10 vào biến có tên a.

Chúng ta có thể thực hiện nhanh hơn bằng cách:

let a = 10; // lúc này a có giá trị là 10
let b = 5; // b có giá trị 5

Hoặc chúng ta có thể gán giá trị nhanh hơn khi ta gán giá trị cho nhiều biến:

let a = 10, b = 15, c = 20;
var number = 0, text = 'hello';

Nếu bạn tạo một biến mà không gán giá trị cho nó, thì giá trị của nó sẽ là undefined - không xác định.

let text; // text là tên biến

console.log(text); // giá trị của text là undefined do khi khởi tạo không gán giá trị cho nó

Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các kiểu dữ liệu - data types trong Javascript như undefined, null và các kiểu dữ liệu khác trong một bài viết khác.

Thay đổi giá trị một biến

Chúng ta có thể thay đổi giá trị được gán trong biến.

Ví dụ:

let x = 5; 
console.log(x); // x có giá trị 5

// Thay đổi giá trị cho x
x = 3; // gán lại giá trị cho x
console.log(x); // x lúc này có giá trị 3

Quy tắc đặt tên biến trong Javascript

Trong Javascript chúng ta có các quy tắc đặt tên sau:

  1. Tên biến phải bắt đầu bằng chữ cái, dấu gạch dưới _ hoặc ký hiệu đô la $.
let text = 'hello';
let _text = 'hello';
let $text = 'hello';
var _number = 123;
  1. Tên biến không được bắt đầu bằng số.
let 5AnhEmSieuNhan = '5 Anh Em Sieu Nhan :)'; // báo lỗi vì tên biến bắt đầu bằng số
  1. Javascript phân biệt chữ hoa chữ thường.

Vì Javascript là case-sensitive (phân biệt chữ hoa chữ thường) nên a và A là các biến khác nhau.

let a = "hello";
let A = "bye";

console.log(a); // hello
console.log(A); // bye
  1. Từ khóa (Keyword) không thể được sử dụng làm tên biến.
let new = 5; // new là một từ khóa nên ta không thể sử dụng để đặt tên biến
let class = '10B';

Chúng ta nên tập thói quen đặt tên phù hợp với giá trị, tránh đặt các tên không có ý nghĩa như ví dụ của mình chẳng hạn ^^. Lý do là để đọc code dễ hơn, sau này nhìn lại còn biết biến này sử dụng để làm gì. Ví dụ: numberOfStudent, studentName. Tên biến chúng ta thường viết theo kiểu camelCase chữ cái đầu tiên viết thường, chữ cái của các từ sau viết hoa. Ví dụ: viDuDatTenBienTheoKieuCamelCase khi viết kiểu này tên biết của ta sẽ dễ đọc hơn ^^. Các bạn có thể tìm hiểu thêm các style đặt tên biến khác nhé.

Hằng trong Javascript - JavaScript Constants

Hằng (Constant) trong Javascript là một loại biến mà giá trị của nó không thể thay đổi được.

Để khai báo một Constant trong Javascript chúng ta dùng từ khóa const. Từ khóa const được giới thiệu trong phiên bản ES6 (ES2015).

Ví dụ:

const x = 5;
x = 10;  // Error! không thể thay đổi giá trị hằng số.
console.log(x);

Nếu các bạn muốn chắc chắn rằng giá trị của một biến sẽ không thay đổi trong suốt quá trình chạy chương trình, bạn nên sử dụng const. Tuy nhiên, có một số trình duyệt không hỗ trợ const. Các bạn có thể xem tại đây.


Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về hằng và biến số, các nội dung liên quan. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.

Cùng tìm hiểu các nội dung khác trong các bài viết sắp tới nhé 😁.

Có thể bạn thích ⚡
homiedev
About Me

Hi, I'm @devnav. Một người thích chia sẻ kiến thức, đặc biệt là về Frontend 🚀. Trang web này được tạo ra nhằm giúp các bạn học Frontend hiệu quả hơn 🎉😄.

Chúc các bạn tìm được kiến thức hữu ích trong blog này 😁😁.